Thế giới về đường rất rộng lớn và đa dạng. Để tăng, giảm hoặc thay thế đường trong chế độ ăn, trước hết bạn cần tìm hiểu sự khác nhau giữa các loại đường và ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể. Hãy cùng Thực phẩm Quốc Tế khám phá nhé!

Đường là gì? Tại sao chúng ta cần tiêu thụ đường?

Đường cát trắng

Đường cát trắng

Đường nói chung là những hợp chất hóa học có dạng tinh thể với bản chất là các carbohydrate (hay còn gọi là Gluxit). Ngày nay, nguyên liệu chính để sản xuất đường ăn đến từ mía, củ cải đường, thốt nốt,… Ngoài chức năng là một loại gia vị tạo ngọt phổ biến, đường còn là dưỡng chất thiết yếu giúp chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ bắp, não và hệ thần kinh của bạn!

Đường tự nhiên (sau đó được chiết xuất và xử lý thành đường ăn) có nhiều trong các loại trái cây, rau củ và các thực phẩm từ sữa. Đường tự nhiên thường được phân loại dựa trên cấu trúc hóa học của chúng, theo đó sẽ có 3 nhóm chính:

  • Đường đơn: được gọi là monosaccarit, là những phân tử đường có trọng lượng phân tử nhỏ. Chúng có đơn vị cấu tạo nhỏ nhất trong carbohydrate do đó nó không bị phân hủy nữa. Khi vào cơ thể, đường đơn sẽ được hấp thụ trực tiếp mà không phải qua phân giải và chuyển hóa. Hai loại đường đơn phổ biến nhất là Glucose (đường nho hoặc siro ngô) và Fructose (đường trái cây, mật ong).
  • Đường đôi: Khi hai loại đường đơn liên kết với nhau bằng một liên kết hóa học, chúng được gọi là disaccarit (đường đôi), trong đó phổ biến nhất là đường Sucrose (saccarozo) hoặc đường ăn (đường mía, đường nâu). Hai loại đường đôi phổ biến khác là lactose (đường sữa) và maltose (đường mạch nha)
  • Đường đa: Khi nhiều hơn 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau, chúng sẽ tạo thành đường đa, hay còn gọi là polisaccarit. Do được tạo nên bởi rất nhiều mắt xích và có phân tử khối lớn, các đường đa thường bền vững và khó bị phân giải hơn. Ví dụ thực tế là tinh bột trong cơm và chất xơ trong rau củ.

Cơ chế phân rã của đường trong cơ thể

Cơ thể của chúng ta không hấp thụ trực tiếp đường đôi và đường đa, ruột cần một phân tử nhỏ hơn để có thể “xử lý” dễ dàng. Vì vậy sau khi được tiêu thụ, phần lớn các carbohydrate và đường phức hợp sẽ được axit và enzyme phân giải thành các mảnh nhỏ là đường đơn.

Như 1 phân tử sucrose sẽ được tách thành 1 phân tử Glucose và 1 phân tử Fructose, tinh bột sẽ giải phóng rất nhiều phân tử glucose. Đó cũng là lý do khi nhai cơm lâu chúng ta sẽ cảm thấy vị ngọt, đây chính là vị ngọt từ glucose được tách ra, chính bản thân tinh bột thì không có vị.

Trong quá trình phân hủy carbohydrate (đường ăn, tinh bột, chất xơ…) thành các đường đơn, cơ thể không thể phân biệt giữa đường được thêm vào thực phẩm và đường có tự nhiên trong thực phẩm, vì chúng giống nhau về mặt hóa học.

Tác động lên cơ thể của 3 loại đường phổ biến nhất Glucose – Fructose – Sucralose

Glucose hấp thụ trực tiếp qua niêm mạc ruột non đi vào máu, sau đó được vận chuyển đến các tế bào. Glucose làm tăng nồng độ đường trong máu nhanh hơn so với các loại khác, kích thích giải phóng insuline, hormone này cần thiết để giúp glucose đi vào tế bào. Một khi vào bên trong tế bào, glucose sẽ được sử dụng để chuyển hóa ngay lập tức và tạo ra năng lượng hoặc biến đổi thành glycogen.

Cơ thể kiểm soát chặt chẽ nồng độ đường trong máu của bạn. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, glycogen sẽ bị phân hủy thành glucose và giải phóng vào máu để được sử dụng làm năng lượng.

Tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều Glucose trong thời gian dài sẽ khiến đường huyết GI tăng cao liên tục, gây rối loạn tiết insulin và hệ quả thường gặp nhất là đái tháo đường. Ngoài ra, cơ thể còn có thể gặp phải một số vấn đề khác như suy thận, suy giảm thị lực, nhồi máu cơ tim, suy giảm miễn dịch và đặc biệt là làn da của cánh chị em sẽ nhanh chóng bị lão hóa, tăng tiết nhờn.

Về Fructose, loại đường này làm tăng từ từ lượng đường trong máu, so với glucose, và hầu như không tác động trực tiếp đến nồng độ hormone insulin. Tuy nhiên đây là loại đường ít có lợi nhất cho sức khỏe của bạn. Gan phải chuyển đổi fructose thành glucose trước khi cơ thể sử dụng nó để tạo ra năng lượng, lượng fructose dư thừa sẽ là một gánh nặng cho gan. Tiêu thụ quá nhiều fructose sẽ dẫn đến tình trạng đề kháng insuline, đái tháo đường type 2, béo phì, gan nhiêm mỡ, hội chứng chuyển hóa, gây nghiện.

Về Sucrose, enzyme sucrase được tiết ra bởi lớp niêm mạc ruột non, giúp phân tách sucrose thành glucose và fructose và hấp thụ vào máu. Tuy nhiên, sự hiện diện của glucose giúp làm tăng lượng fructose được hấp thụ và kích thích giải phóng insulin. Vì thế, sử dụng sẽ tạo ra glucose và fructose cùng lúc có thể gây hại cho sức khỏe của bạn hơn.

Tóm lại, đường fructose là loại không có lợi nhiều nhất đối với sức khỏe, nhưng các chuyên gia cũng đồng ý rằng bạn nên hạn chế ăn thêm bất kỳ loại đường nào. Tuy nhiên, không nhất thiết phải hạn chế các loại đường tự nhiên trong trái cây và rau quả, chỉ cần hạn chế tối đa các loại đường bổ sung.

Đường ăn kiêng có phải là giải pháp mới thay thế đường ăn thông thường?

Đường ăn kiêng

Đường ăn kiêng

Thời gian gần đây, đường ăn kiêng nổi lên một “cứu cánh” dành cho các đối tượng cần giảm cân hoặc gặp các vấn đề sức khỏe như đái tháo đường, cao huyết áp,… Về bản chất, đường ăn kiêng chính là các chất tạo ngọt nhân tạo với ít hoặc không calo thay thế thực phẩm và đồ uống có nhiều calo và đường thông thường.

Đường Isomalt không phải đường hóa học, mà là sản phẩm tự nhiên được chế biến hoàn toàn từ củ cải đường, có năng lượng thấp (2 kcal/g), vị ngọt tinh khiết như đường bình thường, độ làm ngọt chỉ bằng một nửa đường bình thường chúng ta vẫn dùng hằng ngày.

Việc sử dụng đường Isomalt thay thế đường Saccharose trong công nghiệp dược phẩm với tỷ lệ 1:1 đã có từ lâu ở những nước như Mỹ, Pháp, Nhật Bản… Isomalt được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau như kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo cao su, các sản phẩm bọc đường, chocolate, bánh, mứt, kem, các thức uống dạng bột…

Những bệnh nhân tiểu đường, béo phì, thừa cân có thể ăn những thực phẩm chứa đường Isomalt. Đối với người béo phì, thừa cân khi ăn những thực phẩm này cũng sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm lượng mỡ trong máu và những rủi ro về bệnh tim mạch so với ăn thực phẩm có chứa đường saccharose.

Đường Isomalt có cấu trúc phân tử dài hơn và đường này không được cơ thể chúng ta hấp thu ngay trong dạ dày như đường mía, đường Isomalt được hấp thu rất chậm khi thức ăn xuống tới ruột non nên không làm gia tăng hàm lượng đường huyết trong máu của người bệnh, do vậy sẽ không làm tăng chỉ số đường huyết khi ăn so với ăn bánh kẹo thông thường. Đây là một nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất bánh kẹo, các thực phẩm giải khát cho người ăn kiêng và tiểu đường và được các trung tâm nghiên cứu về bệnh tiểu đường trên thế giới khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

Thực phẩm Quốc Tế hy vọng bài viết đã cung cấp thêm thông tin giúp bạn có thể lựa chọn được loại đường tốt nhất cho bản thân và gia đình!

KOOKER – “Am Hiểu Mọi Miền”

🔎 Website: thucphamquocte.vn

📧 Email: info@thucphamquocte.vn

📞 Hotline: (028) 62587340

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức

Những bài viết liên quan

×